3 sự thật về tình trạng táo bón ở trẻ em

Trẻ táo bón, mỗi lần đi đại tiện lại đau đớn, khiến trẻ sợ hãi. Bố mẹ không hiểu vì sao tình trạng táo bón ở trẻ lại tái đi tái lại như vậy. Bài viết sẽ cung cấp cho phụ huynh những kiến thức cơ bản về tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ hãy đọc và áp dụng những giải pháp trong bài để cải thiện táo bón cho con mình.

I. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ

Táo bón tuy không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm có thể sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Mẹ cần nắm những dấu hiệu sau để phát hiện trẻ bị táo bón sớm và kịp thời khắc phục.

Táo bón đặc trưng bởi tình trạng phân vón cục, phân khô và cứng. Dấu hiệu để mẹ dễ dàng nhận biết trẻ bị táo bón đó là:

  • Trẻ giảm tần suất đi đại tiện: Với những trẻ bú mẹ thì <3 lần/ tuần, còn trẻ lớn bị coi là táo bón khi đi đại tiện <2 lần/ tuần.
  • Trẻ căng thẳng, rặn nhiều mỗi lần đi đại tiện.
  • Phân mất nước, cứng và khô. Kích thước phân có thể vón cục lớn hoặc nhỏ như phân dê.
  • Trẻ có cảm giác chướng bụng, đầy hơn, chán ăn.
  • Có thể đi ngoài kèm theo máu, hoặc tổn thương hậu môn.

tình trạng táo bón ở trẻ

II. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ

1. Chế độ ăn nhiều đạm, chất béo và thiếu chất xơ

Chế độ ăn quyết định nhiều đến khả năng tiêu hóa của trẻ. Đạm và chất béo có hại là nhóm thức ăn khó tiêu đối với trẻ. Nếu trẻ bổ sung quá nhiều nhóm thức ăn này sẽ gây cản trở cho hoạt động tiêu hóa. Khi đó, các enzym tự nhiên không đủ để tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến cho thức ăn lưu lại lâu trong đường ruột và dẫn đến táo bón.

Chất xơ đóng vai trò tăng hấp thu nước vào khối phân. Khi ăn đủ chất xơ phân sẽ mềm mại, dễ dàng tạo khuôn và đẩy ra ngoài. Thiếu chất xơ dẫn đến tình trạng phân mất nước, khó đào thải và dẫn đến táo bón.

2. Thói quen nhịn đại tiện của trẻ

Trẻ con thường mải chơi, không muốn bỏ dở cuộc chơi nên sẽ nhịn đi đại tiện. Một số trẻ do khi đến trường lớp, môi trường lạ, tâm lý không muốn đi vệ sinh. Ngoài ra ở một số trẻ đã có tình trạng táo bón thường có tâm lý sợ đi tiêu. Trẻ sợ cảm giác đau đớn nên tránh đi đại tiện. Thói quen này dẫn đến trẻ có chu kỳ đi vệ sinh kéo dài, số lần đi tiêu giảm.

3. Trẻ lười vận động nên nhu động ruột giảm

Nhu động ruột chính là những đợt co bóp để tống phân ra ngoài. Khi trẻ lười vận động sẽ làm giảm nhu động ruột giảm. Khi đó, không có áp lực nào để tống phân ra ngoài. Phân bị lưu lại lâu trong đường tiêu hóa và dẫn đến táo bón.

4. Trẻ bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc

Nếu trẻ đang sử dụng một số thuốc như: giảm đau, hạ sốt, kháng sinh, thuốc ho,… Thì có thể đây là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra nếu mẹ bổ sung sắt cho trẻ nhưng không cho trẻ uống đủ nước thì cũng dễ dẫn đến táo bón.

5. Cơ thể không sản sinh đủ enzym tiêu hóa

Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Bình thường cơ thể sẽ tự sản sinh ra lượng enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi trẻ ốm, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu thì chức ăn của các cơ quan bị hạn chế. Điều này dẫn đến lượng enzym tiết ra không đáp ứng được nhu cầu tiêu hóa thức ăn. Vì thế thức ăn lưu lại lâu, ùn ứ vào gây táo bón.

tình trạng táo bón ở trẻ

III. Giải pháp chấm dứt tình trạng táo bón ở trẻ

Nhiều mẹ lo lắng tìm đủ mọi cách để chấm dứt tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ cần phải biết việc điều trị bệnh phải dựa trên nguyên nhân. Để chấm dứt táo bón cũng dựa trên việc thay đổi nguyên nhân táo bón

1. Thay đổi chế độ ăn hợp lý

Trẻ cần bổ sung nhiều củ, quả, rau xanh để tăng cường chất xơ. Mẹ nên có chế độ ăn hợp lý cho trẻ, hạn chế việc trẻ ăn quá nhiều chất đạm.

Ở một số trẻ không thích ăn rau xanh, mẹ nên đa dạng các món ăn từ nhiều loại rau. Chế biến theo nhiều cách khác nhau và trình bày đẹp mắt cũng tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Đặc biệt phải luôn bổ sung đủ nước. Nước đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Thiếu nước có thể là nguyên nhân khiến phân khô cứng dẫn đến táo bón. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa để bổ sung nước.

2. Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện 

Bác sĩ khuyên chúng ta nên tập cho trẻ thói quen đi tiêu vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Nếu trẻ mải chơi thì chính bố mẹ phải là người nhắc nhở trẻ đi vệ sinh. Với những bạn ngại đi vệ sinh khi đến trường hoặc môi trường lạ thì bố mẹ nên tâm sự, giáo dục để con loại bỏ được tâm lý này. Tuy nhiên điều này khá khó, phải mất một thời gian dài, vì vậy hãy tập cho trẻ đi vệ sinh trước khi đến trường.

3. Vận động thể chất thường xuyên

Bố mẹ có thể khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể thao như chạy bộ, đá bóng. Với những trẻ chưa chủ động tham gia được các hoạt động thì bố mẹ nên thường xuyên massage bụng cho trẻ. Việc tăng cường vận động sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón

tình trạng táo bón ở trẻ

4. Dừng các thuốc có khả năng gây táo bón

Đầu tiên mẹ nên dừng các thuốc nghi ngờ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Nếu trẻ cần sử dụng thuốc thì nên liên hệ với bác sĩ để đổi thuốc.

5. Bổ sung enzyme tiêu hóa hợp lý

Bổ sung enzyme tiêu hóa từ bên ngoài khi enzym tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu tiêu hóa. Ngoài men tiêu hóa thì mẹ cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa enzym tiêu hóa. Cụ thể như đu đủ, bơ, dứa, mật ong,… Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý rằng các enzyme trong thực phẩm có thể biến đổi nếu chế biến không đúng cách.

tình trạng táo bón ở trẻ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm có chứa enzyme tiêu hóa, mẹ nên tìm hiểu để đưa ra lựa chọn phù hợp. Siro ăn ngon Kidsure giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhờ cung cấp đầy đủ enzym tiêu hóa và bổ sung thêm chất xơ. Với mong muốn giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, Kidsure đã cải tiến trong cả thành phần lẫn bao bì sản phẩm. Với 3 nhóm thành phần chính bao gồm enzym tiêu hóa, vi chất và chất xơ hòa tan Kidsure sẽ đẩy lùi nhanh chóng tình trạng táo bón ở trẻ.

Xem thêm: Tại sao cần bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ

Công ty TNHH Bicare

Để lại một bình luận

.
.
.