Xử trí tình trạng bé ăn dặm bị táo bón ngay tại nhà

Một trong những vấn đề nan giải ba mẹ bỉm thường hay gặp nhất chính là bé ăn dặm bị táo bón. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến việc bé sợ đi vệ sinh và dẫn tới nguy cơ bị táo bón mạn tính. Vì vậy ba mẹ hãy cùng theo chân BiCare tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp đối với các bé ăn dặm bị táo bón ngay tại nhà nhé!

1. Tại sao bé ăn dặm bị táo bón?

– Hệ tiêu hóa chưa thích nghi: Trước khi bắt đầu ăn dặm, chế độ dinh dưỡng chính hàng ngày của các bé hầu hết đều là sữa mẹ – một nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa. Khi chuyển sang ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé phải thích nghi với những thay đổi lớn trong chế độ ăn. Các thực phẩm ăn dặm thường chứa nhiều chất và đặc hơn so với sữa mẹ, điều này dẫn đến việc hệ tiêu hoá của bé chưa kịp thích nghi, có thể dẫn đến tình trạng bé ăn dặm bị táo bón.

– Chế độ dinh dưỡng không cân đối: Chế độ ăn uống trong giai đoạn ăn dặm đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Bé sẽ dễ dàng bị táo bón nếu chế độ ăn của bé thiếu một số dưỡng chất hoặc có sự mất cân đối. Ví dụ, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo và tinh bột mà thiếu chất xơ có thể làm tăng nguy cơ khiến bé ăn dặm bị táo bón.

– Ba mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm quá sớm: Nếu bé bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi quá sớm, chẳng hạn như 3, 4, hoặc 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé có thể chưa đủ khả năng để tiêu hóa đúng cách thức ăn cứng và đặc hơn. 

– Tỷ lệ pha sữa công thức không đúng: Một số mẹ không nhận ra rằng cách pha sữa công thức chưa chuẩn có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Việc pha sữa ít nước có thể tạo nhiệt độ cao khi bé uống, gây kích thích đường ruột và dẫn đến tình trạng táo bón. Ngược lại, sữa pha quá nhiều nước có thể làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời, việc ba mẹ thêm nước trái cây, đường, hoặc ngũ cốc vào sữa cũng có thể tạo ra các vấn đề về tiêu hóa cho bé yêu.

– Dư thừa chất đạm trong chế độ dinh dưỡng của bé: Việc bổ sung chất đạm cho con sẽ khiến hệ tiêu hoá gặp nhiều áp lực hơn, dễ gây khó tiêu và dẫn tới tình trạng bé ăn dặm bị táo bón. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trẻ trong độ tuổi ăn dặm chỉ nên hấp thụ <10gr chất đạm mỗi ngày.

2. Dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón trong thời gian ăn dặm

Một số dấu hiệu cho thấy bé đang bị táo bón ba mẹ cần chú ý như: 

  • Bé gắng sức rặn và đỏ mặt trong hơn 10 phút khi đại tiện hoặc bé bị táo bón thường gặp phải nhiều khó khăn khi đại tiện. Nếu bé đại tiện với một khuôn mặt đỏ bừng và thời gian đại tiên kéo dài trên 10 phút, rất có thể bé đã bị táo bón.
  • Khóc ré và đau khi cố gắng đại tiện: Phân của những bé bị táo bón thường nhỏ và cứng, vì thế sẽ khiến bé đau đớn khi đại tiện, đặc biệt là nếu bé chưa đại tiện trong nhiều ngày trước đó. Bé ăn dặm bị táo bón cũng có thể cảm thấy đau bụng do chứng co thắt ruột khi táo bón.

  • Phân cứng, khô và có dạng viên tròn: Bé ăn dặm bị táo bón sẽ thường đi ngoài ra phân dạng viên, tròn nhỏ và khô. Điều này là do thức ăn di chuyển chậm và ở lại lâu hơn ở ruột già, nơi nước được tái hấp thu vào cơ thể, tạo ra phân cứng hơn bình thường.
  • Bé biếng ăn hơn mọi khi: Khi bé bị táo bón, thức ăn sẽ khó có thể đào thải được ra ngoài dẫn đến tình trạng bị đầy bụng, trẻ bị biếng ăn.

Nếu bé đang trong thời kỳ ăn dặm gặp một trong những tình trạng này thì khả năng cao bé bị táo bón rồi đấy. Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ hãy cùng BiCare tìm hiểu những phương pháp giải quyết tình trạng bé ăn dặm bị táo bón ngay tại nhà nha!

3. Xử trí tình trạng bé ăn dặm bị táo bón ngay tại nhà

Để cải thiện tình trạng táo bón, ba mẹ cần ghi nhớ một vài biện pháp sau đây: 

– Chú ý đến chế độ ăn: Khi mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm, trong quá trình chuẩn bị thức ăn, ba mẹ nên tập trung vào món ăn có độ mềm, lỏng ban đầu, sau đó từ từ chuyển sang thức ăn có độ đặc và cứng hơn. Khi sử dụng sữa công thức, quan trọng để tuân thủ đúng tỷ lệ pha sữa được hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Mỗi bữa của trẻ nên có các loại củ quả, rau xanh để bổ sung chất xơ. Khi trẻ mới ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn chưa kịp thích ứng nên mẹ chưa cần cho trẻ ăn nhiều đạm mà hãy cho con làm quen từ lượng nhỏ rồi tăng dần.

– Bổ sung nước: Trong các nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón thì thiếu nước cũng là vấn đề. Vì thế, giai đoạn này mẹ cần tập cho con uống nước mỗi ngày và chủ động bổ sung nước cho con vì trẻ chưa biết nói. Nhờ có nước mà phân sẽ mềm và tình trạng táo bón ở trẻ sẽ được cải thiện. 

– Bổ sung siro Kidsure cho bé: Siro KidSure là sản phẩm men tiêu hóa được điều chế dưới dạng siro ăn ngon cho bé. Có công dụng cắt nhỏ thức ăn, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, ăn ngon miệng, làm giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón nặng ở trẻ. Đồng thời trong thành phần của KidSure có chứa các dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của bé như L-Lysine, FOS, Pepsin, Kẽm Gluconat cùng các loại Vitamin và enzyme có ích cho hệ tiêu hóa. Với hương vị dâu thơm ngon, nịnh miệng – chắc chắn các bé sẽ thích mê.

– Massage bụng cho con: Ba mẹ có thể tập động tác đạp xe hay massage vùng bụng cho con vì những động tác này không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn cải thiện triệu chứng táo bón hiệu quả. Để massage, mẹ hãy nhẹ nhàng dùng hai tay xoa tản từ giữa bụng đều ra hai bên mép bụng theo chiều từ ngực xuống. Sau đó lần lượng dùng một ngón tay nhẹ nhàng vòng quanh và bung toàn bộ lòng bàn tay ấn nhẹ xuống. Hoạt động này sẽ giúp cho hơi ấm từ tay mẹ tạo cảm giác dễ chịu cho con và kích thích ruột hoạt động tốt hơn.

Đối với các bé từ 12 tháng tuổi: Nếu bé đang trong giai đoạn cuối của hành trình ăn dặm, ba mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng thạch táo bón Wilav Jelly hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón. Với bộ ba dưỡng chất đẩy lùi táo bón Lactulose – FOS – Inulin cùng hương vị thơm ngon, mềm dẻo, nịnh miệng. Chắc chắn thạch táo bón Wilav Jelly chính là một trợ thủ đắc lực của ba mẹ mỗi khi bé ăn dặm bị táo bón.

Thực chất tình trạng bé bị ăn dặm táo bón luôn là vấn đề mà khiến ba mẹ đau đầu tìm ra hướng giải pháp vì em bé vẫn còn quá nhỏ để xử trí như người lớn. Ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp BiCare gợi ý trên đây hoặc liên hệ dược sĩ BiCare chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ qua hotline 0936 393 185 để nhận được tư vấn rõ hơn về tình trạng bé ăn dặm bị táo bón. 

BiCare – Chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ.

.
.
.