Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ em có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, làm chậm quá trình phát triển và thậm chí có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm vững các biện pháp khắc phục tình trạng này cho con em của mình. Dưới đây là 05+ lưu ý khi bé bị táo bón lâu ngày không khỏi mẹ nên biết để tránh ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ của bé nha.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé bị táo bón lâu ngày
Theo thống kê của các bác sĩ, dược sĩ đầu ngành thì có tới 95% nguyên nhân của tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ thường là do các vấn đề chức năng, trong khi 5% còn lại có thể xuất phát từ các vấn đề thực thể. Chính vì vậy, ba mẹ cần nắm vững nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân chức năng đôi khi có thể bắt nguồn từ các thói quen và hoạt động thường ngày của trẻ, ví dụ như:
– Ăn dặm quá sớm: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với các loại thực phẩm mới, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn và gây ra tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
– Sử dụng sữa công thức chứa quá nhiều đạm: Một số loại sữa công thức không cung cấp đủ chất xơ hoặc chứa ít chất xơ, điều này có thể gây ra táo bón ở trẻ. Ngoài ra, một số loại protein trong sữa công thức cũng có thể khó tiêu hóa, việc sử dụng thường xuyên có thể góp phần vào tình trạng táo bón.
Sử dụng sữa công thức chứa quá nhiều đạm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày
– Thiếu nước: Điều này thường xảy ra khi trẻ đang trải qua giai đoạn cai sữa mẹ hoặc có thể xuất phát từ việc không cung cấp đủ lượng nước. Trong trường hợp này, cơ thể tăng cường việc hấp thu nước từ tiêu hóa, làm cho phân trở nên đặc và khô.
– Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, dẫn đến việc giảm đi sự phân giải các chất khó tiêu hóa và làm giảm tần suất đi tiêu, gây táo bón lâu ngày ở trẻ em.
– Bé đi đại tiện chưa đúng lúc: Việc không thải phân ra ngoài sẽ dẫn đến tích tụ chất thải, khiến ruột ngày càng hấp thu nước nhiều hơn, làm cho phân trở nên khô và cứng hơn.
Ba mẹ nên cho con đi khám nếu thấy con bị táo bón lâu ngày
Ngoài các vấn đề về chức năng ra, thì 5% còn lại còn có thể do các vấn đề thực thể khiến bé bị táo bón lâu ngày. Các vấn đề liên quan đến thực thể bao gồm:
– Suy giáp
– Phình đại tràng
– Đái tháo đường
– Ngộ độc trì
– Bệnh thần kinh
– Bệnh cột sống
– Dị dạng hậu môn
Lưu ý: Nếu bé bị táo bón lâu ngày không khỏi, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán nguyên nhân bé bị táo bón có phải do thực thể hay không? Nếu là nguyên nhân thực thể thì cần phải can thiệp điều trị ngay, còn nếu không phải do thực thể thì mới xét đến các nguyên nhân chức năng (thói quen hàng ngày).
>>> Xem thêm: Giải pháp cho bé bị táo bón lâu ngày là gì?
2. Sai lầm thường gặp của ba mẹ khi thấy con trẻ bị táo bón lâu ngày
2.1. Bổ sung thật nhiều rau xanh cùng 1 lúc
Sai lầm tai hại đầu tiên mà BiCare thấy rất nhiều ba mẹ đang gặp phải đó chính là thấy con bị táo bón lâu ngày, ba mẹ bổ sung thật nhiều chất xơ cho con.
Tuy rằng chất xơ giúp con cải thiện tình trạng táo bón, nhưng nếu bổ sung chất xơ vượt quá mức cho phép thì sẽ gây ra các tình trạng như táo bón ngược trở lại, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, sỏi thận,..
Chính vì vậy, ba mẹ nên bổ sung chất xơ vừa đủ với độ tuổi của bé, cụ thể: Trong độ tuổi 0-3 tuổi, ba mẹ có thể cung cấp cho con khoảng 19g chất xơ mỗi ngày. Đối với trẻ từ 4-8 tuổi, ba mẹ bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày cho con là tối đa. Hầu hết, các loại rau củ quả đều chứa lượng chất xơ cụ thể. Dưới đây là một số gợi ý lượng chất xơ trong một số loại rau củ quả:
Loại rau, củ, quả, các loại hạt |
Lượng chất xơ |
100g Rau Cải Xoong |
3.4g |
100g Cải Bó Xôi |
3.6g |
100g Đậu Hà Lan (hạt) |
15.6g |
1 củ Cà rốt cỡ trung bình |
3.6g |
100g Hạt chia |
34,4g |
100g hạt lanh |
27.3g |
100g bí đỏ |
2.7g |
100g khoai lang |
2.5g |
100g dưa leo |
0.5g |
2.2. Lạm dụng men tiêu hoá mỗi khi thấy con biếng ăn do bị táo bón lâu ngày
Trong cơ thể của mỗi người đều có sẵn men tiêu hóa, đây là các enzym tự nhiên được tiết ra để giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, lạm dụng men tiêu hóa có thể dẫn đến việc làm mất đi sự điều tiết tự nhiên của cơ thể, gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ tiêu hóa của các con.
Bởi vậy, khi thấy con bị táo bón lâu ngày, nếu đi khám bác sĩ thấy nguyên thực sự là do hệ tiêu hóa giảm bài tiết men thì bác sĩ phải xem trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp. Sau đó, khi trẻ cải thiện tình trạng táo bón, hệ thống tiêu hóa của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hóa thì nên dừng uống. Men tiêu hóa cũng phải dùng như thuốc, có liều lượng, cách dùng, theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày.
Mặc dù men tiêu hóa không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không nên lạm dụng vì có thể khiến trẻ bị phụ thuộc. Lâu dần, cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hóa. Trong mọi trường hợp, tốt nhất ba mẹ nên gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để có thể bổ sung men tiêu hóa phù hợp, an toàn cho trẻ.
2.3. Cho bé ăn nhiều thức ăn nhanh
Các loại thức ăn nhanh chính là “thủ phạm” khiến cho bé bị chướng bụng, đầy hơi, bị táo bón lâu ngày. Bởi vì các loại thức ăn này thường là những đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên khó có thể hấp thu được hết.
Để trẻ có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, ba mẹ nên tạo cho con một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các nhóm thực phẩm tốt, hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
2.4. Lạm dụng thuốc nhuận tràng, tháo, thụt hậu môn
Tuy rằng phương pháp này giúp kích thích quá trình đi đại tiện một cách dễ dàng hơn, giúp giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ nhanh chóng. Nhưng đây chỉ là một biện pháp tạm thời, được dùng trong khoảng từ 3-4 ngày. Nếu sử dụng quá mức sẽ có thể ảnh hưởng đến lớp màng nhầy ruột, bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc thụt quá thường xuyên có thể gây ra vấn đề như bỏng rát, viêm nhiễm hậu môn vì đây là một vị trí rất dễ bị tổn thương. Các thành phần hoá học trong các loại thuốc nhuận tràng, tháo, thụt hậu môn có thể sẽ xâm nhập vào ruột của trẻ, dẫn đến việc giảm cảm giác thèm ăn và gây suy dinh dưỡng.
3. Giải pháp giúp trẻ vượt “táo” thành công chuẩn theo chuyên gia
Đối với các bé bị táo bón lâu ngày không khỏi, trước hết ba mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân cũng như tránh những sai lầm các bậc phụ huynh khác thường hay mắc phải khi thấy con mình bị táo bón lâu ngày.
Có 3 cách trị táo bón đơn giản ngay tại nhà chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thói quen thời gian đi vệ sinh hàng ngày và bổ sung thạch táo bón Wilav Jelly mỗi ngày cho bé yêu:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn của bé, tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều. Ngoài ra, ba mẹ cần tăng cường bổ sung các loại rau có tính nhớt như: Rau đay, rau mồng tơi, đậu bắp,..
- Tập luyện thói quen thời gian đi vệ sinh hàng ngày: Theo PGS. TS. BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai gợi ý ba mẹ nên tạo thói quen cho con đi đại tiện vào buổi tối, bởi vì buổi tối sẽ có nhiều thời gian, trẻ có thể bình tĩnh thoải mái đi vệ sinh mà không bị vội vàng như buổi sáng, ba mẹ có thể tham khảo gợi ý này nhé
- Bổ sung Wilav Jelly cho bé: Thay vì bim bim, bánh kẹo thì ba mẹ nên bổ sung vào bữa phụ cho bé 2-3 gói thạch Wilav Jelly nếu bé bị táo bón lâu ngày không khỏi. Vì trong thạch có chứa các chất xơ tốt nên chỉ trong vòng từ 5-7 ngày là bé đã cải thiện tình trạng táo bón mà không cần sử dụng thuốc hay các thực phẩm chức năng nào khác. Đối với các bé mới chớm bị táo bón, ba mẹ nên bổ sung mỗi ngày 1 gói cho bé luôn để tránh trường hợp bé bị táo bón lâu ngày. Thạch Wilav Jelly có hương vị thơm ngon, mềm dẻo, chắc chắn các bé sẽ thích mê.
Trên đây là một số lưu ý mẹ cần phải nắm được khi bé hay bị táo bón lâu ngày. Nếu có vấn đề thắc mắc đến vấn đề táo bón của con trẻ, ba mẹ vui lòng liên hệ BiCare – Chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ hoặc hotline 0936 39 31 85 để nhận tư vấn từ các chuyên gia, dược sĩ nhé. Chúc bé mau ăn chóng lớn.