Chàm sữa hay còn gọi là viêm da cơ địa, là bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ em, chiếm đến 20% bệnh nhi đến khám tại phòng khám da liễu. Bệnh nặng lên vào mùa đông, 2 má đỏ hây hây là biểu hiện ở trẻ mắc viêm da cơ địa.
Mục lục
1. Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa là tên của nhóm bệnh da liễu với biểu hiện ngứa, viêm da hoặc phát ban diện rộng. Có 7 dạng chàm sữa thường gặp: viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, tổ đỉa, chàm bội nhiễm, viêm da tiết bã, viêm da ứ nước, chàm khô.
Ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trị như má, da đầu, nửa thân trên và tứ chi.
Với trẻ lớn hơn và với người trưởng thành, chàm thường bùng phát ở tay và chân. Và cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay. Gây ngứa ngáy, khó chịu, giảm chất lượng giấc ngủ, biếng ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động hằng ngày của bé.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh chàm sữa đến từ đâu
Chủ yếu dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh được cho là do cơ địa dị ứng hoặc di truyền. Trẻ gặp phải tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông chó, mèo…) hay có bố mẹ mắc các bệnh lý ngoài da có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn trẻ khác.
Chàm sữa rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, dị ứng… Do đó, mẹ cần phân biệt được các dấu hiệu nhận đê tìm cách điều trị chàm sữa cho đúng cách.
Thông thường, trẻ có những biểu hiện sau:
- Các nốt chàm sữa thường tập trung ở mặt (trên lông mày, má, quanh miệng), chân và tay.
- Ban đầu, da chỉ xuất hiện mẩn đỏ, rải rác.
- Sau 1-2 ngày, mẩn đỏ chuyển dần thành mụn nước, rồi vỡ ra, khô lại và đóng vảy.
- Vùng da bị chàm thường thô, ráp và khô hơn xung quanh.
3. Các cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện
3.1. Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Trẻ bị viêm da cơ địa do sữa mẹ không đảm, khiến bé rối loạn tiêu hóa, hễ miễn dịch kém hơn. Do đó mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đảm bảo sữa chất lượng, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ.
Mẹ nên tránh ăn các đồ ăn có mùi tanh (hải sản, trứng, đồ sống…), đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (Gà chiên, xúc xích, nem chua…).
Nếu mẹ không ăn kiêng sẽ khiến trẻ bị viêm da nặng, khó chữa khỏi và tái phát trở lại trong thời gian ngắn.
3.2. Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
Mặt và toàn thân bé được vệ sinh sạch sẽ là cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ thực, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé.
Mẹ chỉ cần tắm nước ấm cho bé ngày từ 1 – 2 lần, mỗi lần dưới 10 phút là đủ. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé mẹ có thể dùng sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh tắm cho bé và sau đó tắm sạch bằng nước ấm và lau người bằng khăn khô cho bé.
Lựa chọn tắm lá hoặc tắm thảo dược Bicare Organic sẽ giúp bé cải thiện nhanh chóng, hiệu quả sau 3-5 ngày sử dụng. Với thành phần 9 loại thảo dược: Trầu không, Trà xanh, Cao bồ hòn, Đu đủ, Hà Mùi, Sả chanh, Kim ngân hoa… kết hợp với Nano Bạc giúp đánh bay vi khuẩn, hiệu quả nhanh chóng.
Lưu ý: Với vùng bé bị chàm sữa, mẹ không bôi chà sữa tắm lên để tránh kích ứng da, gây viêm da nặng hơn.
3.3. Dùng nước lạnh
Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc do ngứa mẹ có thể dùng một chai nước lạnh sau đó áp nhẹ vào chỗ da bị ngứa của trẻ nhiều lần trong ngày. Nước lạnh có tác dụng làm dịu, giảm ngứa do chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
3.4. Thoa kem dưỡng ẩm cho bé
Sau khi tắm, vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm và thoa cho bé.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng.
3.5. Môi trường xung quanh sạch, thoáng đãng
Bé bị chàm sữa sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu trên da do đó mẹ nên phải đảm bảo môi trường bé nghỉ ngơi, sinh hoạt phải sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp. Tránh để bé chơi, ngủ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, phòng nhiều bụi bẩn, khói thuốc và lông động vật.
3.6. Giữ da bé luôn khô, sạch
Mẹ giữ da bé luôn sạch sẽ, khô và tránh để trẻ bị đổ mồ hôi ẩm ướt, vùng da bị chàm sữa nhiễm trùng.
Sau khi cho trẻ bú, mẹ lấy khăn mềm lau sạch miệng trẻ và thay tã thường xuyên để trẻ không bị hăm, ngứa, dị ứng nhiễm khuẩn.
3.7. Cắt, dũa móng tay cho bé thường xuyên
Tránh tình trạng trẻ gãi vào vùng da bị viêm da gây viêm nhiễm, mẹ nên thường xuyên cắt dũa móc tay bé, tránh gây tổn thương da.
3.8. Mặc quần áo mềm cho bé
Khi trẻ bị lác sữa mẹ nên chọn loại quần áo có chất liệu bông, mềm mại mặc cho bé. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp sẽ gây bí tắc da bé, làm tình trạng viêm da nặng hơn.
3.9. Thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị viêm da nặng, lan rộng, mụn nước nổi nhiều. Mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp chữa trị tốt nhất. Tùy theo tình trạng bệnh của bé, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị chàm sữa cho bé.
Lưu ý: Mẹ không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống hoặc bôi tránh những hậu quả đáng tiếc.
4. Trẻ bị chàm sữa mẹ không nên làm gì?
Chữa chàm sữa cho trẻ sai cách sẽ khiến tình trạng viêm da trở lên nặng hơn. Bé ngứa rát, khó chịu mà quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ. Ngoài việc trị lác sữa đúng cách, mẹ không nên làm những việc sau với bé.
- Áp dụng những mẹo chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian như các loại lá, hoa của cây.
- Không tự ý mua thuốc, kem bôi trị chàm ở trẻ.
- Không để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với thú cưng (chó, mèo, chim, gà, vịt…).
- Không tắm bằng xà bông người lớn, bôi chà xà bông trực tiếp lên vùng da bé bị chàm sữa.
- Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá, khói bụi.
Xem thêm: Mách mẹ cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh “một phát ăn ngay”
5. Kết luận
Chàm sữa khô nếu được can thiệp kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng nghiêm trọng.
Nếu mẹ có thắc mắc gì về sản phẩm hay cần tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho bé đúng cách, vui lòng liên hệ hotline 0936.393.185 hoặc theo thông tin liên hệ dưới đây:
Công ty TNHH Bicare
- VPDG: Số 57 lô A1 KĐT Mới Đại Kim, P Định Công, Q Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0936393185
- Email: CSKH.bicarepharma@gmail.com
- Website: https://bicare.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/Bicarevisuckhoetrethoviet
- Zalo: https://zalo.me/1285415540046452584