Mụn sữa ở trẻ sơ sinh (dân gian hay gọi là mụn kê) chính là những nang kê với dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy là các nốt nhỏ li ti màu trắng sữa xuất hiện trên da mặt trẻ, nhiều nhất là vùng mũi, má và cằm. Đây là bệnh lý ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, mụn sữa thông thường không quá nguy hiểm và có thể tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị chỉ sau vài tuần. Tuy vậy cũng có một số trường hợp mụn sữa gây ngứa ngáy và viêm nhiễm làn da trẻ sơ sinh nếu mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách.
Do bệnh lý ngoài da này lành tính nên thường không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.nhưng nếu ba mẹ chà xát mạnh, hoặc bé cào tay lên mặt do ngứa ngáy gây kích ứng, trầy xước, viêm da.
Mục lục
Nguyên nhân gây mụn sữa và triệu chứng ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa cũng như tất cả những bệnh lý dù nhỏ ở trẻ sơ sinh cũng gây ra những khó chịu và ảnh hưởng nhất định, nếu muốn phòng tránh mụn sữa cũng như khắc phục kịp thời, hạn chế sự biến chứng cha mẹ cần phải xác định rõ nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh.
Hiện tại, căn nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa thực sự được lý giải chính xác mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra rằng bệnh lý này liên quan đến những hormone từ mẹ hoặc nội tiết trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể là những nguy cơ gây ra mụn sữa ở trẻ như: chế độ ăn uống của mẹ dẫn đến nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng, từ đó khiến mụn xuất hiện, một số loại sữa bột cho trẻ chứa nhiều đạm, hoặc đôi khi sự tăng sinh tuyến bã nhờn ở trẻ mạnh cũng khiến trẻ xuất hiện mụn sữa.
Mụn sữa có thể mọc ở trên khuôn mặt trẻ tại vị trí như mũi, má, cằm. Một số trẻ xuất hiện mụn ở cả lưng và cổ, vai. Mụn sữa đôi khi gây ra tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khi trẻ nóng bức, mặc quần áo bí bách. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và không quá nguy hiểm, tuy nhiên phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở da liễu uy tín để khám nếu mụn trên mặt trẻ trở thành mủ viêm, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.
Biện pháp khắc phục tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể hoàn toàn khỏi nếu mẹ biết cách chăm sóc đúng cách bằng các biện pháp:
- Hãy luôn giữ cho làn da bé được thông thoáng, sạch sẽ. Việc tắm rửa và vệ sinh hàng ngày giúp trẻ được thoải mái, bớt ngứa ngáy và lớn lên khỏe mạnh hơn.
- Ưu tiên những bộ đồ quần áo mềm mại, khô thoáng, và mát mẻ,
- Môi trường xung quanh trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bặm và phải thoáng khí
- Sử dụng các sản phẩm tắm gội và vệ sinh lành tính, an toàn với làn da nhạy cảm của bé.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh nếu chuyển biến xấu hơn như xuất hiện tình trạng sưng viêm,có mủ trắng, tấy đỏ, gây đau đớn và khó chịu cho bé, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở da liễu uy tín tránh những biến chứng xảy ra.
Mẹ nên và không nên làm gì khi bé bị mụn sữa?
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn sữa, các mẹ nên:
- Vệ sinh da bé bằng việc tắm rửa hàng ngày, tắm đúng cách với các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Một số sản phẩm sữa tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh hiện nay rất an toàn đó là Nước tắm gội thảo dược Bicare Organic
- Hãy luôn giữ cho da trẻ được khô thoáng, đối với những bé có cơ địa thường xuyên ra nhiều mồ hôi mẹ có thể dùng những tấm khăn vải mềm mại để nhẹ nhàng lau khô cho trẻ
- Ưu tiên chọn lựa những quần áo được làm từ chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi, thoáng mát.
- Giữ môi trường sống xung quanh trẻ phải luôn sạch sẽ, thoáng khí, an toàn
- Vệ sinh và rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với làn da nhạy cảm với bé.
- Mẹ cần lưu ý dinh dưỡng khẩu phần ăn của bản thân, lựa chọn thức ăn đủ chất, lành mạnh nếu đang cho con bú, để đảm bảo nguồn sữa mẹ được an toàn và đủ chất cho con.
Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ tuyệt đối:
- Không chà xát hoặc nặn mụn sữa sẽ gây đau đớn và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng bởi làn da trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh và cực kỳ nhạy cảm.
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng da, hay kem trị mụn nào lên da bé bởi dễ bị kích ứng do da bé rất nhạy cảm.
- Không ủ ấm trẻ quá mức, điều này khiến cho trẻ tiết ra nhiều mồ hôi tiết ra nhiều. Làm mụn sữa trở nên trầm trọng hơn gây nóng bức, ngứa ngáy và tình trạng mụn sữa sẽ nổi nhiều hơn.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hiểm nhưng mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc và vệ sinh đúng cách giúp bé được thoải mái và nhanh hết mụn. Nếu mẹ không có nhiều kinh nghiệm hoặc gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn sữa thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để được hỗ trợ tư vấn từ các bác sĩ da liễu nhé.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và mách mẹ mẹo giúp con tăng cân khỏe mạnh
Công ty TNHH Bicare
- VPDG: Số 57 lô A1 KĐT Mới Đại Kim, P Định Công, Q Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0936393185
- Email: CSKH.bicarepharma@gmail.com
- Website: https://bicare.vn/
- Zalo: https://zalo.me/1285415540046452584