Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ mẹ cần lưu lại ngay

Nấm miệng là tình trạng phổ biến của trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu tìm đủ mọi cách để chữa trị cho bé. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu như mẹ biết một số mẹo chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà sau đây. Hãy cùng BiCare tìm hiểu ngay nhé.

1. Những điều mẹ cần chú ý khi trẻ bị nấm miệng

– Mẹ không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi bé trong quá trình trẻ bị nấm miệng và cả khi vệ sinh cho bé. Vì việc làm này có thể khiến bé bị đau, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Đối với những bé bị nấm miệng mà đang trong quá trình cho trẻ bú thì nên vệ sinh sạch sẽ bầu ngực trước và sau khi cho con bú bằng khăn ấm.

– Vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên các đồ dùng của bé như bình sữa, máy rửa chén, thìa, bát cho trẻ ăn,…

– Không nên hôn miệng, má, tay bé. Ba mẹ nên hạn chế tiếp xúc với trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé bằng nước nóng và xà bông, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tránh nấm mốc.

– Khi các vết nấm miệng của bé quá nặng thì ba mẹ hãy đưa bé ngay đến các bệnh viện để được sự tư vấn và chữa trị từ các bác sĩ chuyên môn.

Và mẹ hãy áp dụng các mẹo BiCare hướng dẫn sau đây và rơ miệng cho trẻ thường xuyên khi trẻ đói nhé. 

2. Một vài mẹo chữa nấm miệng cho trẻ ngay tại nhà

Trước hết, mẹ cần hiểu rõ những mẹo dưới đây đều được dùng từ các thành phần từ thiên nhiên, đặt sức khoẻ bé lên hàng đầu. Chính vì vậy, mẹ cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sạch và an toàn nhất cho bé, cũng như sử dụng gạc khô BiCare cao cấp trong suốt quá trình dùng mẹo chữa nấm miệng cho trẻ mẹ nhé. 

2.1. Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ siêu hiệu quả nhờ lá trà xanh

Lá trà xanh cũng là một trong những nguyên liệu để điều trị nấm miệng cho trẻ một cách hiệu quả. Ngoài việc dùng trà xanh làm thức uống giải nhiệt mùa hè tốt cho sức khỏe, trà xanh còn giúp chống lão hóa, giảm nguy cơ tim mạch, ung thư, ngăn ngừa nấm rất tốt.

Cách sử dụng lá trà xanh trị nấm miệng cho bé:

– Bước 1:  Đun vài lá trà xanh với một chút nước. Trong quá trình đun lá trà xanh, mẹ nên cho thêm một vài hạt muối.

– Bước 2:  Để nguội nước trà xanh, sau đó dùng một miếng gạc khô BiCare quấn quanh đầu ngón tay rồi chấm nước trà xanh và bôi lên vùng bị nấm.

Với cách này cũng làm thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả sau vài ngày thực hiện. Lưu ý là phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi thôi mẹ nhé.

2.2. Dùng lá hẹ để loại bỏ nấm miệng cho con

Theo Đông y, lá hẹ được xem là một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Lá hẹ hay được dùng lấy nước để hạ sốt, giảm ho và giảm sổ mũi cho bé. Ngoài ra trong dân gian, mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ cũng được sử dụng để tránh tình trạng bé bị nấm miệng.

Các bước thực hiện mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng lá hẹ tươi như sau:

– Bước 1: Rửa 50g lá hẹ dưới vòi nước chảy cho sạch bụi bẩn rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại, vớt ra, vẩy ráo. 

– Bước 2: Cho lá hẹ vào máy xay cùng với 50ml nước ở 40 độ C, xay nhuyễn

– Bước 3: Dùng rây lọc lấy nước cốt lá hẹ

– Bước 4: Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ, sau đó thấm nước lá hẹ rồi rơ nướu nhẹ nhàng cho bé. 

Việc thực hiện mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng lá hẹ theo cách này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất vì các chất kháng khuẩn của hẹ vẫn được giữ nguyên, nên sẽ không làm biến đổi tính chất của lá hẹ. Mặc dù vậy, nhược điểm của cách này là sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu vì mùi hăng của hẹ sống, do đó sẽ không chịu hợp tác với cha mẹ trong quá trình massage răng miệng.

2.3. Rau ngót chữa nấm miệng cho bé

Rau ngót là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Chúng cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin C, photpho, canxi, axit amin. Đặc biệt, trong rau ngót còn chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có tác dụng tiêu độc, thông huyết nên có khả năng trị nấm miệng một cách hiệu quả.

Cách sử dụng rau ngót chữa nấm miệng cho trẻ:

– Bước 1: Chuẩn bị 10g rau ngót, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt

– Bước 2: Dùng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay. Nhúng gạc vào dung dịch nước cốt rau ngót

– Bước 3: Chà nhẹ nhàng lên vùng miệng bị nấm của trẻ, lau kỹ các khu vực lưỡi, má trong, vòm miệng và nướu của trẻ

Lưu ý: Với phương pháp này, mẹ nên kiên trì thực hiện cho bé 2 – 3 lần mỗi ngày để tình trạng nấm miệng được cải thiện

3. Nhược điểm của những mẹo dân gian chữa nấm miệng cho bé

Mặc dù dễ tìm kiếm, thực hiện và tiết kiệm thời gian, chi phí, nhưng các mẹo chữa nấm cho trẻ kể trên chưa được kiểm chứng khoa học. Bởi vậy tính hiệu quả còn chưa cao, tốn khá nhiều thời gian của ba mẹ. Đặc biệt, nếu thực hiện sai cách, trẻ rất dễ gặp phải tác dụng phụ. Chính vì vậy, mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi được tẩm sẵn dung dịch trị nấm miệng được các chuyên gia, dược sĩ trong ngành khuyên dùng. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều gạc rơ lưỡi, tiêu biểu nhất là gạc rơ lưỡi BiCare với thành phần chính là lá hẹ, cúc tím, cao tràm mèo, muối và xylitol giúp vệ sinh răng miệng vượt trội, ngừa sâu răng và cải thiện tình trạng nấm miệng. Đặc biệt, gạc rơ lưỡi BiCare không chứa baking soda nên an toàn tuyệt đối cho răng miệng và hệ tiêu hoá của bé ba mẹ nha. Cách sử dụng gạc rơ lưỡi BiCare cũng vô cùng đơn giản, các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau: 

– Bước 1: Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vệ sinh

– Bước 2: Đặt trẻ nằm cố định trên giường

– Bước 3: Đeo miếng gạc mềm vào ngón tay

– Bước 4: Chạm nhẹ ngón tay vào môi dưới để trẻ hé miệng

– Bước 5: Đưa ngón tay vào mặt trên của lưỡi, chà nhẹ một lượt rồi thay miếng gạc khác

– Bước 6: Lặp lại lần 2, đồng thời lau mặt trong 2 bên má, vùng nướu và vòm miệng.

Trên đây là những mẹo và công cụ quan trọng để ba mẹ có thể giải quyết nấm miệng cho bé ngay tại nhà. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày để đạt hiệu quả tối đa. Đối với sản phẩm gạc tẩm sẵn, ba mẹ chỉ nên dùng sản phẩm 1 lần và tuyệt đối không nên tái sử dụng. Trong quá trình sử dụng gạc nếu có bất kì thắc mắc nào ba mẹ có thể liên hệ chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ BiCare để được hỗ trợ kịp thời nha. 

BiCare – Chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ.

.
.
.