Sản phẩm

Nấm miệng ở trẻ em chủ yếu là do nhiễm khuẩn với các triệu chứng điển hình như: mảng bám dày màu trắng trên bề mặt lưỡi hoặc mặt trong má. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm đặc biệt là ở trẻ sơ sinh vì có thể gây nhiễm khuẩn toàn thân ảnh hưởng tới tính mạng.

1. Nguyên nhân của bệnh nấm miệng ở trẻ em

Tác nhân chính gây bệnh nấm miệng ở trẻ là nấm candida albicans nhưng nếu không có những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển thì loài nấm này vô hại với sức khỏe con người. Thực tế là ở những trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có sự tồn tại của nấm candida albicans trong khoang miệng nhưng không phát triển thành bệnh nấm miệng trẻ em.

Nấm miệng ở trẻ em

Nguyên nhân nấm miệng ở trẻ em

Cụ thể các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

1.1. Nấm miệng do miễn dịch tự nhiên yếu dần:

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cao nếu hệ miễn dịch bẩm sinh yếu ớt. Trường hợp này thường gặp ở trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc có bệnh lý bẩm sinh như bệnh tim, bệnh hen suyễn, đái tháo đường…

1.2. Nấm miệng do trẻ sơ sinh từ mẹ bị nấm sinh dục:

Nấm candida tại đường sinh dục của người mẹ hoàn toàn có thể truyền sang cho bé khi mẹ sinh thường. Thậm chí khi người mẹ sinh mổ mà không cẩn thận trong quá trình chăm sóc bé cũng có thể làm lây nhiễm nấm cho bé.

1.3. Nấm miệng do trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài

Kháng sinh có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh hoặc phải dùng kháng sinh lâu dài thì cân bằng sinh thái vi khuẩn trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn. Từ đó tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh hơn trong khoang miệng trẻ gây bệnh.

1.4. Nấm miệng do vệ sinh miệng không sạch sẽ:

Thực tế rất nhiều trẻ có sự tồn tại của nấm trong khoang miệng mà chưa phát triển thành bệnh. Nếu trẻ không được mẹ vệ sinh miệng sạch sẽ hàng ngày cho, nhất là trẻ sơ sinh thì lâu ngày nấm sẽ lây lan mạnh.

Nấm miệng ở trẻ em

Vệ sinh miệng không sạch sẽ là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng.

2. Biểu hiện của bệnh nấm miệng

Nấm miệng ở trẻ, nhất là ở trẻ sơ sinh thường khiến cha mẹ lo lắng không yên. Trên thực tế đây là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Mặc dù vậy cha mẹ vẫn không nên chủ quan để nấm lan rộng trong miệng. Hoặc lan tới các bộ phận khác có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường trước được.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ở trẻ em:

  • Có mảng bám màu trắng hoặc ngả vàng tại bất cứ vị trí nào trong miệng
  • Thông thường triệu chứng bệnh nấm miệng sẽ xuất hiện ở lưỡi đầu tiên và thường bị nhầm lẫn với hiện tượng cặn sữa.
  • Khi nấm phát triển mạnh, mảng bám trắng đục dày đặc trong miệng, từ lưỡi, nướu cho tới mặt trong của má, môi
  • Khi dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc vô tình va chạm mạnh vào có thể gây chảy máu ở chỗ có mảng bám
  • Miệng nóng râm ran, khó chịu, khô, ăn uống không ngon miệng
Nấm miệng ở trẻ em

Dấu hiệu tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

3. Cách điều trị và phòng chống nấm miệng ở trẻ nhỏ

Tuỳ theo mức độ mà sẽ có những hướng chữa trị phù hợp cho bệnh nấm miệng ở trẻ. Sau đây là một số cách chữa ở trẻ thông dụng được nhiều người biết đến nhất.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mới chớm bị, xuất hiện biểu hiện đầu tiên. Thì cha mẹ có thể tự điều trị cho con bằng một số mẹo dân gian. Sau đó, mẹ cũng nên chăm sóc răng miệng cho trẻ kỹ càng để phòng tránh bệnh tái phát.

Một số hướng dẫn chăm sóc răng miệng hỗ trợ điều trị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Dùng gạc rơ lưỡi chuyên dùng cụ thể dòng gạc vệ sinh răng miệng Bicare. Với thành phần hoàn toàn lành tính và là gạc đầu tiên không chứa Baking Soda cho trẻ sơ sinh để rơ lưỡi cho trẻ. Cực kì an toàn và phù hợp dùng cho trẻ 0 tháng tuổi.

Nấm miệng ở trẻ em

Đánh bay cặn sữa, tưa lưỡi sạch gấp 5 lần

  • Ngoài ra với các trẻ lớn hơn thì có thể áp dụng một số mẹo dân gian như:
    1. Súc miệng, rơ miệng bằng nước chanh tươi pha loãng (chỉ áp dụng với trẻ đã biết súc miệng và nhổ bỏ).
    2. Súc miệng bằng dung dịch rượu táo pha loãng (chỉ áp dụng với trẻ đã biết súc miệng và nhổ bỏ).
    3. Súc miệng bằng dung dịch nước pha muối nở (chỉ áp dụng với trẻ đã biết súc miệng và nhổ bỏ).
    4. Bổ sung sữa chua lợi khuẩn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Xem thêm: Rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh? Nên hay không nên?

Nếu mẹ có thắc mắc gì về sản phẩm hay cần tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho bé đúng cách. Vui lòng liên hệ hotline: 0936.393.185 hoặc theo thông tin dưới đây:

Công ty TNHH Bicare

Bài viết cùng chủ đề

Bicare logo

CÔNG TY TNHH BICARE

VPĐGVPĐG: Số 57 lô A1 KĐT Mới Đại Kim, P Định Công, Q Hoàng Mai, Hà Nội
VPĐGHOTLINE: 0936393185
VPĐGEMAIL: cskh.bicarepharma@gmail.com
VPĐGMST: 0109494759 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/01/2021

CHÍNH SÁCH

KẾT NỐI VỚI BICARE

Bộ Công Thương

Công ty TNHH Bicare giữ bản quyền nội dung trên website này

zalo logo