MÁCH MẸ CÁCH TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Con của bạn đã bao giờ 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần? Mỗi lần đi ị bé đều bị đau và phải rặn hết sức khó khăn mới ị được? Và phân sau khi đi ngoài rắn hoặc vón cục? Nguyên nhân là do táo bón. Vậy táo bón là gì, cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách trị táo bón tại nhà hiệu quả nhé các ba mẹ 

Ngay từ khi mới sinh ra, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa trong đó không thể không nhắc đến chứng táo bón. Tình trạng này sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, bé ăn ít và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Về cách khắc phục vấn đề này sẽ đơn giản hơn nếu ba mẹ biết được nguyên nhân gây táo bón và tùy theo nguyên nhân sẽ có cách xử trí phù hợp. 

Cùng xem các biểu hiện có thể gặp khi con bị chứng táo bón ba mẹ nhé 

1. Triệu chứng khi bé bị táo bón 

1.1.  Bé đi ngoài ít hơn bình thường 

Thông thường trẻ sơ sinh ở tháng đầu tiên sẽ đi ngoài khoảng 4-5 lần/ngày. Với các bé bú sữa mẹ thường đi ngoài nhiều hơn các bé sử dụng sữa công thức.

Nếu như bé đi đại tiện ít hơn so với mức bình thường trên. Trung bình từ 1 – 2 ngày mới đi ngoài một lần kèm theo đó là những dấu hiệu khó chịu, bé đau đớn, bé khóc thì khả năng rất cao là bé đang bị táo bón mẹ nhé.

1.2. Đi phân cứng và vón cục

Một cách đơn giản giúp mẹ nhận biết bé bị táo bón chính là việc theo dõi, quan sát tình trạng phân của bé. Các bé bị táo bón thường đi phân vón cục, cứng và có màu sẫm, hình dạng viên nhỏ như phân dê. Ngoài ra, nếu trong trường hợp mà 1 – 2 ngày bé mới đi ngoài một lần nhưng phân mềm thì mẹ đừng lo lắng gì nhé. 

1.3. Bé đi ngoài khó khăn hơn

Căng thẳng, khó chịu, quấy khóc, sợ khi đi ngoài là những biểu hiện của trẻ bị táo bón. Trẻ bị táo bón phân sẽ cứng và rắn hơn, có hình viên. Do cơ bụng của bé còn rất yếu nên khi bé cố gắng đẩy phân ra ngoài sẽ cần sử dụng tới sức rặn nhiều hơn khiến mặt bé đỏ ửng.

Ngoài ra, có thể bé sẽ có những biểu hiện như gồng mình, bé siết chặt mông khi đi ngoài. Các bé bị táo bón có thể sẽ bị tổn thương hậu môn, nếu kéo dài sẽ dẫn tới trĩ. Bởi vậy mà khi bé có các biểu hiện khó khăn khi đi ngoài thì mẹ cần phát hiện và điều trị kịp thời.

1.4. Bé đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu 

Khi bé bị táo bón thì bụng của bé có thể sẽ bị chướng bụng do khí và thức ăn không được tiêu hóa hết. Khi mẹ sử dụng tay ấn nhẹ vào bụng thì sẽ thấy bụng bé cứng hơn. Thêm nữa khi bé xì hơi sẽ nặng mùi hơn. Bé có thể bị đau, khó chịu khi bị chướng bụng, khó tiêu nên mẹ cần phát hiện sớm và chữa trị cho bé nhanh chóng mẹ nhé.

1.5. Bé biếng ăn, chậm lớn 

Mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn là những dấu hiệu khi bé bị táo bón. Về lâu về dài thì tình trạng này sẽ khiến bé chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng. Nếu như bé có các biểu hiện biếng ăn, bỏ ăn, bé hay quấy khóc thì nguyên nhân có thể là bé đang bị táo bón. Mẹ cần theo dõi thêm biểu hiện của bé để có giải pháp chữa trị kịp thời.

Đó là một số những dấu hơn đơn giản, dễ thấy, dễ nhận biết nhất khi bé bị táo bón. Giờ thì hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến bé bị táo bón ba mẹ nhé 

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa của con. Mẹ  ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu hay mẹ bổ sung chế phẩm chứa sắt, canxi là những lý do khiến sữa mẹ bị nóng, trẻ bú sữa mẹ sẽ dễ bị táo bón.

Với trẻ dùng thêm sữa công thức: Trẻ uống sữa ngoài hay bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ vì sữa ngoài khó tiêu và dễ gây nóng. Các yếu tố như sữa trẻ đang dùng không hợp với trẻ, mẹ pha sữa quá đặc hay quá loãng, hoặc sữa bột không có chất xơ Fructo Oligosaccharid (FOS) có thể gây táo bón ở trẻ.

Với trẻ ăn dặm: Lúc mới bắt đầu tập ăn dặm, trẻ chưa kịp làm quen với sự thay đổi thức ăn, đồ ăn quá đặc, cấu trúc thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ, làm dạ dày của bé khó tiêu hóa thức ăn và gây táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn dặm của trẻ có nhiều chất đạm, tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ, trẻ uống ít nước, bổ sung thêm canxi cũng là lý do có thể dẫn đến trẻ em bị táo bón.

Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh: Khi trẻ bị ốm, ho và dùng thuốc kháng sinh cũng dễ dẫn đến chứng táo bón. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và hậu quả là trẻ sơ sinh táo bón.

Trẻ lười vận động: khi con lười vận động khiến nhu động ruột bị hạn chế co bóp khiến khối phân không được đẩy ra ngoài gây nên tình trạng táo bón ở trẻ 

Khi bé sơ sinh bị táo bón, mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con bị táo bón, để từ đó có cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh kịp thời.

3. Cách trị táo bón ở trẻ tại nhà 

3.1. Các trường hợp trẻ táo bón

Nếu trẻ bú mẹ bị táo bón: mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của mình.  Mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín giúp nhuận tràng như đu đủ, chuối tiêu, bưởi, khoai lang, sữa chua; không ăn những đồ ăn cay nóng,…

Nếu trẻ dùng sữa bột bị táo bón: mẹ nên cân nhắc đổi loại sữa công thức khác cho con, chọn loại có chứa chất xơ hòa tan như FOS và Inulin. Đây là những chất xơ hoà tan nổi tiếng trong y học với tác dụng phòng ngừa táo bón ở trẻ

Nếu trẻ ăn dặm bị táo bón: mẹ cần lưu ý chế độ ăn dặm cho trẻ nên cho trẻ ăn đồ ăn từ loãng đến đặc dần để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen với thức ăn. Mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín để tăng thêm chất xơ, hạn chế táo bón.

Nếu bé sơ sinh táo bón do sử dụng kháng sinh: mẹ vẫn nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi này, để giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho con, mẹ có thể cho trẻ bổ sung chế phẩm vừa bổ sung chất xơ, vừa chứa men vi sinh.

3.2. Ngoài ra mẹ nên massage nhẹ nhàng vùng bụng cho bé dễ đi tiêu 

Massage bụng bé đều đặn theo chiều kim đồng hồ 5 -10 phút mỗi ngày sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài.

Massage bụng

Trước khi bắt đầu ba mẹ đặt bé nằm trên nền đệm phẳng (thường đặt bé nằm trên giường)

Bước 1: Các mẹ bắt đầu massage cho bé, dùng tay xoa bụng bé từ trái qua phải, từ dưới lên trên, làm liên tục khoảng 3 phút.

Bước 2: Dùng tay xoa đều bụng bé chuyển động theo chiều kim đồng hồ, làm khoảng 1-2 phút

Bước 3: Dùng tay xoa đều từ ngoài rốn

Bước 4: Chà tay vào nhau tạo ra nhiệt làm ấm tay sau đó đặt xoa nhẹ lên bụng bé

Bước 5: Cuối cùng thư giãn cùng bé bằng một số động tác nhẹ nhàng như đạp xe…

Động tác đạp xe

Mẹ đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có tác dụng tương như mát xa bụng nói trên. Đồng thời nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng đầy hơi.

Thật đơn giản đúng không các mẹ, hãy thực hiện cho con thường xuyên nhé. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Cùng tìm hiểu Thạch táo bón Wilav Jelly có gì ưu việt mẹ nhé?

3.3. Sử dụng thạch táo bón để con hợp tác, tự giác sử dụng

Thạch táo bón Wilav Jelly bổ sung đường Lactulose cùng 100% chất xơ hòa tan tự nhiên FOS, Inulin giúp nhuận tràng, điều hòa nhu động sinh lý của đại tràng theo cơ chế bổ sung chất xơ, thẩm thấu làm mềm phân tạo điều kiện cho việc giải phóng phân ra ngoài, giúp giảm nhanh tình trạng táo bón, ổn định đường tiêu hóa từ những lần dùng đầu tiên. Dạng thạch mềm, dễ ăn, con không sợ hóc 

wilav jelly

Thạch Wilav Jelly hiệu quả nhanh chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, an toàn, không suy giảm hiệu quả và không gây phụ thuộc khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, thạch còn tăng cường bổ sung vi chất Acid Amin như Lysine, Arginine cùng Vitamin phức hợp B1, B6, PP giúp cải thiện tình trạng chán ăn, biếng ăn. Trẻ ăn ngon, nâng cao sức khỏe.

Trên đây là cách mách mẹ trị táo bón tại nhà hiệu quả mà BiCare tổng hợp để mẹ áp dụng cho bé. BiCare luôn muốn dành những điều tuyệt nhất cho các bé yêu của mẹ, vì vậy trong những năm tháng qua, BiCare đã không ngừng nỗ lực và cố gắng để nghiên cứu cũng như đổi mới sản phẩm để phù hợp với các bé. Để nhận tư vấn về sản phẩm và mua hàng, mời quý khách liên hệ tới số hotline 0936.393.185 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.

BiCare – Chuyên gia bảo vệ sức khỏe cho trẻ em!

 

.
.
.